Các khái niệm chung về môi trường lao động An toàn và vệ sinh lao động

Điều kiện lao động

Trong hoạt động sản xuất, người lao động phải làm việc trong một điệu kiện nhất định, gọi chung là điều kiện lao động.

Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kinh tế được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí chúng trong không gian và thời gian, sự tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ với người lao động tại chỗ làm việc, tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động. Tình trạng tâm sinh lý của NLĐ trong khi lao động tại chỗ làm việc cũng được coi như một yếu tố gắn liền mới điều kiên lao động.

Việc đánh giá, phân tích điều kiện lao động cần phải tiến hành đồng thời trong mối quan hệ tác động qua lại của các yếu tố nói trên và sự ảnh hưởng, tác động của chúng đến người lao động như thế nào? Từ đó mới có thể có được những kết luận chính về điều kiện lao động ở cơ sở đó và có các biện pháp phù hợp nhằm cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ sức khoẻ người lao động.

Tai nạn lao động

Là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động do kết quả của sự tác động đột ngột từ bên ngoài của các yếu tố nguy hiểm có thể gây chết người hoặc làm tổn thương hoặc làm phá huỷ chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó trên cơ thể.Khi người lao động bị nhiễm độc đột ngột một lượng lớn chất độc gây chết người hoặc huỷ hoại chức năng hoạt động của một bộ phận cơ thể (nhiễm độc cấp tính) cũng được coi là tai nạn lao động.

Tai nạn lao động được chia làm 3 loại : Tai nạn lao động chết người, Tai nạn lao động nặng, Tai nạn lao động nhẹ.

Để đánh giá tình trạng tai nạn lao động, người ta sử dụng hệ số tai nạn lao động Ktn[4]:

K t n = K t s K n = ( 1000 S ) N 1 ∗ K n = ( 1000 S ) N 1 ∗ D S {\displaystyle {\begin{aligned}K_{tn}=K_{ts}K_{n}={(1000S) \over N_{1}}*K_{n}={(1000S) \over N_{1}}*{D \over S}\end{aligned}}} Trong đó:
  • S: Số người bị tai nạn.
  • N1: Số người lao động bình quân làm việc hàng ngày tại cơ sở sản xuất (trong thời gian khảo sát, thường là trong 1 năm).
  • Kts: là hệ số tần suất tai nạn lao động (đo lường về lượng xảy ra tai nạn), là số tai nạn lao động tính trên 1000 người (hay số người bị tai nạn theo tỷ lệ phần nghìn).
  • D: là tổng cộng toàn bộ số ngày buộc phải nghỉ do tai nạn lao động gây ra cho người lao động bị tai nạn, tính gộp với mọi lao động bị tai nạn, trong thời gian khảo sát (thường là năm).
  • Kn: là hệ số mức độ nặng nhẹ của tai nạn (chỉ kể đến trường hợp tai nạn gây ra nghỉ việc tạm thời, không xét đến trường hợp tai nạn gây ra mất sức lao động vĩnh viễn hoặc là chết người).
  • Ktn: là hệ số tai nạn.

Trường hợp tai nạn gây chết người:

K t s = ( 1000 n ) N {\displaystyle {\begin{aligned}K_{ts}={(1000n) \over N}\end{aligned}}} Trong đó:
  • n: Số tai nạn lao động tính cho một đơn vị, địa phương, ngành hoặc cho cả nước
  • N: Tổng số người lao động tương ứng
  • Kts: là hệ số tần suất tai nạn lao động chết người nếu n là số tai nạn lao động chết người.

Bệnh nghề nghiệp

Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do ảnh hưởng và tác động thường xuyên, kéo dài của các yếu tố có hại phát sinh trong sản xuất lên cơ thể người lao động. Đây là hiện trạng bệnh lý mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp (Profession).

Liên quan